Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
truyền thống
Phường Ngọc Xuân 

Cùng với quá trình hình thành và phát triển của Đảng công sản Việt Nam Thành phố Cao Bằng và phường Ngọc Xuân ngày một khang trang, kinh tế phát triển- xã hội ngày càng phát triển, quốc phòng – an ninh luôn được giữ vững và ổn định.

Đối với Thành phố cao Bằng và Phường Ngọc Xuân.

          Năm 1930 thị xã xây dựng được 4 cơ sở cách mạng là : Gia cung, Nà phía, Nà cạn và Vườn Cam, là trạm liên lạc giữa tỉnh với Trung ương.

          Đồng chí hoàng Văn Lịch (Tức Hồng việt), người làng gia cung, được phân công tuyên truyền xây dựng cơ sở, tổ chức các phong trào cách mạng ở làng gia cung. Sau một thời gian tìm hiểu, tuyên truyền, giáo dục một số đồng chí được kết nạp vào Đảng. Tháng 7/1931, Chi bộ Gia Cung được thành Lập gồm 04 đồng chí, do đồng chí Hồng Việt làm Bí thư. Đây là Chi bộ đầu tiên của Thị Xã Cao BẰng, Chi bộ đã định ra chương trình công tác: là tích cực giác ngộ quần chúng yếu nước, xây dựng các hội quần chúng cứu quốc, tổ chức rải truyền đơn, chống bắt phu chống thuế… Một trong những nhiệm vụ quan ttrọng của Chi bộ là bảo đảm đường dây liên lạc tuyệt mật giữa tỉnh với trung ương, đưa đón cán bộ tỉnh và hải ngoại.

          Năm 1931 Tỉnh ủy giao nhiệm vụ cho Chi bọ Gia cung sang long châu trung quốc lấy phiến đá in lito chuyển ngược sông bằng về khu lam sơn để in truyền đơn và báo cờ đỏ.

          Từ 1933 đến 1936 gia cung là trạm đón tiếp và cất giấu tài liệu của Đảng, hòm thư bí mật được đặt dưới một gốc cây đầu làng và thường xuyên liên lạc với xứ ủy Bắc kỳ. năm 1938 Chi bộ gia cung đã tổ chức cuộc đấu tranh với hơn 40 người tham giá vào thẳng dinh tuần phủ để đưa đơn chống phụ thu, lạm bổ, chính quyền thực dân phải nhận đơn và hưa giải quyết.

1942 Châu hòa An là một trong 3 châu của Cao Bằng tổ chức được châu Việt Minh hoàn toàn, trong đó có  Ngọc Xuân.

          Đầu tháng 10/1944 Một máy bay mỹ bị rơi ở khu vực nà chúa (thuộc xóm giả ngẳm), phi công nhảy dù xuống khu vực nà máng thuộc làng thác thúm (nà pế) được tổ chức việt minh xã tượng cần cứu thoát, sau đó việt minh trao lại cho mỹ ở côn minh trung quốc.

Ngày 22/12/1944 đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, ngày 25 và 26/12/194 liên tiếp đanh thắng 2 trận đầu là đồn phai khắt và nà ngần lực lượng vũ trang địa phương phát triển nhanh chóng, xã ngọc xuân có nhiều người hăng hái tham gia lực lượng vũ trnag của tỉnh.

Năm 1945 cơ sở việt minh đã phát triển rộng khắp các thôn, xóm chuẩn bị về tổ chức tham gia giành chính quyền khi thời cơ đến.

Ngày 22/8/1945 tại xã tượng cần và xã ngọc sinh (Chấu hòa an) Việt minh đã giành được chính quyền, lập nên chính quyền cách mạng thay thế chính quyền cũ, chủ tịch ủy ban cách mạng lâm thời đầu tiên là ông Đoàn Văn Toản (bí danh Cao Sơn) người làng đổng cống, chủ nhiệm việt minh lâm thời là ông đoàn văn giảo (tức tê quốc.

Xã Tượng cần đổi tên thành thôn mệnh lệnh và xã ngọc sinh là thôn ngọc sinh thuộc xã vĩnh quang, huyện hòa an. Từ năm 1945 1947 Ngọc Xuân có 02 đảng viên sinh hoạt trong liên chi.Tháng 6/1949 Quân pháp bắn pháo vào làng nà pế, thôn Ngọc sinh phá hoạt nhiều nhà cửa, ngày 23/9/1949 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh Cao Bằng quyết định thành lập các đội vũ trang truyên truyền vào vùng địch hoạt động các chiến sỹ của ta đã đột nhập vào tận đồi tế bần (khau cung) dùng loa kêu gọi linh âu – phi ra hàng.

Năm 1949, các chiến sỹ công an sung phong, được dân làng gia cung hỗ trợ bè, mảng đã đột nhập vào đồn nước giáp bắt toàn bộ số lính gồm 30 tên cùng vũ khí theo ta ra vùng kháng chiến. ngày 03/10/1950 thị xã Cao Bằng được giải phóng, nhân dân quay về quê hương ổn định cuộc sống, đồng thời chuẩn bị bước vào thời kỳ kháng chiến tiếp theo.

Năm 1951 máy bay pháp ném bom phá hỏng cầu Sông Bằng và Sông Hiến giao thông trên quốc lộ 3 từ biên giới về xuôi bị tắc nghẽn, nhân dân địa phương đã tham gia xây dựng một bến phà ở khu nà sang, một cầu tạm khu nà chá, một cầu ngầm ở khu nà lum, kịp thời bảo đảm đường quốc lộ 3 thông suốt. trong kháng chiến chống pháp  (1945-1954) nhân dân các dân tộc Xã Ngọc Xuân đã có nhiều đóng góp cho cuộc kháng chiến của dân tộc: 30 quân nhân trong đó 8 nguwoif đã anh dũng hy sinh để bảo vệ quê hương.

Từ năm 1954-1979 nhiều người dân ở các địa phương trong và ngoài tỉnh tìm đến đại bàn mệnh lệnh và ngọc sinh để định cư cùng nhau khai khẩn đất hoang, làm ăn sinh sống. và đóng góp nhiều công sức để sủa chữa đường, làm mương phai xây dựng trường học … hàn gắn vết thương chiến trnah, khôi phục kinh tế ở địa phương, nhiều vấn đề được khắc phục nhanh chóng như Hệ thống chính trị được củng cố, Chi bộ Đảng và các đoàn thể quần chúng tập hợp được đông đảo quần chúng tham gia xây dựng củng cố hợp tác xã, giữ gìn trật tự trị an xóm làng, thời kỳ này có nhiều cơ quan, đơn vị của Tỉnh, thị xã sơ tán tại ngọc Xuân: Các cơ quan Đảng ở xóm giả ngẳm, nà bám. Ty lương thực ở xóm nà lum, thắc thúm. Ty giao thông công chính ở xóm nà pế. nhân dân địa phương tuy còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng đã tạo điều kiện về nhà ở để các cơ quan có chỗ làm việc. năm 1975 tham gia tham gia cuộc kháng chiến chồng mỹ cứu nước xã ngọc xuân có 161 quân nhân. Trong đó có 18 người đã hy sinh. Trong chiến sự biên giới 1979 ngọc xuân có 307 người tham gia quân đội, sau năm 1979 có rất nhiều hộ dân vùng biên giới đến định cư tại xã ngọc xuân, lập nên các khu dân cư mới ở khu gia binh, khau thúa, xưởng trúc,

Ngày 01/10/1980 xã ngọc xuân được được thành lập, bao gồm hợp tác xã mệnh ngọc, nà kéo và thị xuân sát nhập thêm khu xưởng trúc và khau thúa (phường sông bằng, Chủ tịch xã đầu tiên là đồng chí Hoàng đình nghi (kiêm chủ nhiệm hợp tác xã) Bí thư Đảng ủy là đồng chí Đoàn văn sáng, lúc đó xã ngọc xuân là xã thuần nông, tập trung phát triển chăn nuôi, trồng trọt và nghề rừng. Trụ sơ lúc đó ở tạm nhà kho mệnh ngọc, chính quyền điều hành công việc quản lý nhà nước theo chức năng ở địa phương nhưng bộ máy chưa đầy đủ chỉ có chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên thư ký, nhiệm kỳ mỗi khóa là 2 năm rưỡi. từ năm 1980 trở lại đây dân số xã ngọc xuân tăng nhanh theo tốc độ đô thị hóa các xí nghiệp, các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều, cuối năm 1992 đầu 1993 trụ sở xã được xây dựng  (chỗ hiện nay) ủy ban nhân dân xã được kiện toàn đầy đủ bộ phận chuyên môn. Chủ tịch xã là đồng chí lô duy hung. Năm 2001 trụ sở xã được nhà nước đầu tư xây dựng nhà 2 tầng với tổng kinh phí 560 triệu. năm 2002 trụ sở được nâng cấp khang trang. Đảng bộ xã ngọc xuân được thành lập năm 1979 có 02 Chi bộ với 56 Đảng viên, (1985-1986). Trải qua 10 nhiệm kỳ đến nay Đảng bộ có 15 đồng chí ủy viên ban chấp hành, 5 đc Ủy viên ban thường vụ. 22 Chi bộ với 533 đảng viên, 15 đồng chí ủy viên ban chấp hành, 5 đc Ủy viên ban thường vụ.

Tin tức
Đăng nhập
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang